Như đã đưa tin vào 15/03/2020, giá Hồ tiêu Việt Nam đã liên tục tăng sau Tết khiến cho thị trường Việt Nam khó có thể dự đoán và ảnh hưởng đến nhà chế biến, sản xuất và nông dân.
3 tuần sau Tết, giá Hồ tiêu Việt Nam ghi nhận mức tăng 40% so với thời điểm trước Tết. Theo báo cáo, số lượng Hồ tiêu được giao dịch hạn chế tại thị trường Việt Nam và nhu cầu lớn chuyển sang Brazil khi Hồ tiêu của Brazil được giữ ở mức giá đủ thấp. Áp lực duy nhất hiện nay về nguồn cung nhắc nhở Việt Nam cũng như quốc gia sản xuất khác về tầm quan trọng của việc đa dạng sản phẩm chế biến từ Hồ tiêu để gia tăng giá trị như dầu tiêu, nhựa dầu tiêu, v.v… thay vì chỉ dựa vào tiêu nguyên hạt.
IPC đánh giá giá tiêu Việt Nam biến động khó lường đã tạo ra tác động không không muốn cho cả người bán và người mua vì đây là cuộc mạo hiểm rủi ro. Mặc dù người nông dân được lợi từ việc tăng giá nhưng một số đã găm hàng lại với hi vọng sẽ ở mức cao hơn, điều này thúc đẩy người mua chuyển sang quốc gia sản xuất khác với mức giá hợp lí hơn, kết quả là thiệt hại thuộc về người ôm hàng. Mặc dù giá Hồ tiêu tăng là điều đáng mừng nhưng sự gia tăng đột ngột như hiện tại gây ra sự hoang mang và lo lắng về nguyên nhân đằng sau sự thay đổi chỉ trong thời gian ngắn như vậy khi thị trường không phải là yếu tố thúc đẩy. Ngược với Việt Nam, các quốc gia sản xuất khác ít biến động hơn nhờ vào sự khác biệt về chất lượng trong sản xuất thay vì chỉ đơn thuần về số lượng.
Theo IPC, nhiệm vụ chính của tất cả các bên liên quan trong ngành Hồ tiêu tại Việt Nam và quốc tế là cung cấp nhiều thông tin hơn cho nông dân về cung và cầu để nông dân có kế hoạch tốt hơn. Thêm vào đó, dự báo nguồn cung năm 2021 khan hiếm trầm trọng khiến giá tăng trở nên khó thuyết phục khi mùa vụ bắt đầu trễ chỉ với khoảng 30-40% đã thu hoạch xong.
Theo IPC